Bộ Tư Pháp dưới thời Tổng Thống Trump yêu cầu mở hồ sơ Jeffrey Epstein: Nhiều thách thức pháp lý và đạo đức

250718 trump epstein mn 0810 fa8dce

Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump vừa ban hành chỉ thị yêu cầu Bộ Trưởng Tư Pháp Pam Bondi công khai toàn bộ lời khai của bồi thẩm đoàn liên quan đến vụ án Jeffrey Epstein. Tuy nhiên, việc công bố các tài liệu này đang đối mặt với nhiều câu hỏi về tính pháp lý và đạo đức, đồng thời chưa rõ liệu một thẩm phán có chấp thuận yêu cầu này hay không.

Bộ Tư Pháp đã đệ trình yêu cầu lên tòa án liên bang tại Manhattan, New York vào cuối ngày Thứ Sáu tuần trước, đề nghị một thẩm phán “công bố các bản ghi lời khai của bồi thẩm đoàn” trong các vụ án liên quan đến Epstein và “dỡ bỏ bất kỳ lệnh bảo vệ nào đã có trước đó.”

Chỉ thị này được Tổng Thống Trump đưa ra chỉ vài giờ sau khi nhật báo The Wall Street Journal đăng tin ông đã gửi một lá thư “thô tục” chúc mừng sinh nhật lần thứ 50 cho Epstein vào năm 2003. Tổng Thống Trump đã bác bỏ thông tin này và ngay lập tức đệ đơn kiện nhà xuất bản, hai phóng viên và người sáng lập News Corp, ông Rupert Murdoch. Một phát ngôn viên của Dow Jones cho biết họ “hoàn toàn tin tưởng vào sự chính xác và nghiêm ngặt của các báo cáo” của mình và sẽ “mạnh mẽ bảo vệ chống lại bất kỳ vụ kiện nào.”

Vụ án hình sự của Epstein, người bị cáo buộc buôn người, và cái chết của y vào năm 2019 đã trở thành chủ đề của nhiều thuyết âm mưu. Bộ Tư Pháp cho rằng việc công bố là cần thiết do “lợi ích công chúng lâu dài và chính đáng” đối với vụ Epstein, theo tin từ NBC News ngày 19 tháng 7 năm 2025.

Các chuyên gia pháp lý nhận định rằng động thái này có thể gây ra các vấn đề pháp lý và đạo đức nghiêm trọng, bởi luật pháp bảo vệ tính bí mật của bồi thẩm đoàn. Grand jury transcripts (bản ghi lời khai của bồi thẩm đoàn) thường bao gồm lời khai của các nhân chứng tiềm năng, nạn nhân, và các thành viên của cơ quan thực thi pháp luật.

Mặc dù Tổng Thống Trump yêu cầu công khai thông tin “liên quan,” hồ sơ của Bộ Tư Pháp lại yêu cầu công bố toàn bộ “bản ghi lời khai của bồi thẩm đoàn trong vụ án chống lại Epstein,” với việc biên tập thông tin liên quan đến nạn nhân. Các chuyên gia cảnh báo rằng những bản ghi này khó có thể hé lộ thông tin về “danh sách khách hàng” hay các cuộc phỏng vấn của Cục Điều Tra Liên Bang (FBI). Thay vào đó, những thông tin đó thường nằm trong hồ sơ vụ án tổng thể, bao gồm các tài liệu được thu thập trong suốt quá trình điều tra.

Theo một cựu công tố viên liên bang, hồ sơ vụ án mới là nơi chứa đựng các giao dịch tài chính, số điện thoại và thông tin khác về bạn bè, cộng sự của Epstein. Người này cũng bày tỏ sự ngạc nhiên nếu có bất kỳ hành vi sai trái nào cấu thành tội liên bang mà chưa được truy tố.

Cựu công tố viên liên bang Chuck Rosenberg, một nhà phân tích của NBC News, cảnh báo rằng việc công bố thông tin bồi thẩm đoàn có thể tạo ra tiền lệ xấu, bởi “thật không công bằng khi công khai tên của những cá nhân có thể chưa làm gì sai.” Ông nhấn mạnh, nếu Bộ Tư Pháp có điều gì muốn nói, họ nên nói trước tòa thay vì công khai hồ sơ điều tra chưa được xác minh.


follow nhận tin mới



Tin NỔI BẬT


Tin Chính trị


Tin Hoa Kỳ


Tin Di trú