Biến đổi khí hậu đẩy giá thực phẩm leo thang

Climate Choices What We Eat 88483

Giá rau diếp ở Úc tăng vọt 300%. Giá dầu ô liu ở Âu Châu tăng 50% và rau củ ở Mỹ tăng 80%. Theo một nghiên cứu mới đây, nguyên nhân chính là do thời tiết khắc nghiệt liên quan đến biến đổi khí hậu.

Các nhà nghiên cứu từ Trung Tâm Siêu Máy Tính Barcelona và Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu đã phân tích 16 sự kiện thời tiết cực đoan trên khắp thế giới từ năm 2022 đến 2024. Họ phát hiện ra rằng nhiều vùng đã trải qua những điều kiện thời tiết chưa từng có trước năm 2020.

Nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ và lượng mưa cực đoan, dẫn đến giảm năng suất cây trồng và tăng giá thành. Ước tính, mỗi gia đình ở Anh quốc đã phải chi thêm 484 đô la Mỹ cho thực phẩm trong năm 2022 và 2023 do biến đổi khí hậu.

Tại Hoa Kỳ, đợt hạn hán kéo dài ba năm ở California đã khiến gần một triệu mẫu đất nông nghiệp không thể canh tác, gây thiệt hại gần 2 tỷ đô la chỉ trong năm 2022. Cùng với đó, tình trạng thiếu nước từ sông Colorado và cơn bão Ian ở Florida đã đẩy giá rau củ quả tăng hơn 80% so với năm trước.

Tình trạng nắng nóng gay gắt ở Á Châu cũng khiến giá rau củ ở Trung Quốc tăng hơn 40% từ tháng 6 đến tháng 9. Bắp cải ở Nam Hàn cũng tăng gần 70%, buộc chính phủ phải sử dụng nguồn dự trữ quốc gia để ổn định nguồn cung.

Các chuyên gia nhận định rằng, mặc dù giá cả có thể điều chỉnh trong ngắn hạn khi sản lượng tăng trở lại, nhưng các sản phẩm như cà phê và thịt bò có thể sẽ tiếp tục đắt đỏ do điều kiện sinh trưởng đặc thù và diện tích đất cần thiết. Các biện pháp như áp thuế nhập khẩu mới của Hoa Kỳ cũng có thể gây thêm áp lực lên người nông dân.

Nghiên cứu khuyến nghị các quốc gia nên xem xét các chính sách hỗ trợ người tiêu dùng ứng phó với giá lương thực tăng cao. Tuy nhiên, giải pháp căn cơ nhất vẫn là cắt giảm khí thải nhà kính và ngăn chặn tình trạng nóng lên toàn cầu. Theo Bloomberg.


follow nhận tin mới



Tin NỔI BẬT


Tin Chính trị


Tin Hoa Kỳ


Tin Di trú